Tất tần tật về sàn nhựa SPC – Báo giá sàn nhựa SPC mới nhất 2022
Sàn nhựa SPC còn khá xa lạ với nhiều người bởi sản phẩm này chỉ mới xuất hiện gần đây. Phải nói rằng, sàn nhựa hèm khóa SPC là một trong những vật liệu thay thế cho các loại gạch, men hay sàn gỗ trong thi công ốp lát sàn ngày nay.
Sau đây, hãy cùng VY HOME tìm hiểu những thông tin xoay quanh sản phẩm sàn SPC này nhé!
báo giá sàn nhựa hẻm khóa spc
Sàn nhựa SPC là gì?
Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite) hay còn được biết đến tên gọi SPC – Flooring. Đây là một loại vật liệu thi công ốp lát sàn nhà tương tự như các loại sàn gỗ hay gạch men, đá tự nhiên. Sản phẩm có cấu tạo từ hạt nhựa PE nguyên chất kết hợp cùng bột đá canxi cacbonat và phụ gia chống giãn nở. Những thành phần này được ép ở nhiệt độ, áp suất cao 2000 kg/cm3 để tạo thành tấm.
Tùy từng nhà sản xuất mà tỉ lệ % các nguyên liệu cấu thành sàn thay đổi, cùng với đó là chất lượng và giá thành của từng thương hiệu sàn nhựa cũng khác nhau. Sản phẩm thường được ứng dụng thi công ở các khu vực độ ẩm cao như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh…

Xem ngay để nhận ưu đãi:
Cấu tạo sàn nhựa SPC
Sàn nhựa SPC là viết tắt của Stone Plastic Composite. Dạng sàn này có công dụng tương tự với các loại sàn gỗ, sàn gạch men hay các loại đá lát sàn. Vật liệu chính để cấu tạo nên SPC là nhựa FRP – nhựa composite.
Sàn nhựa SPC
Nhựa composite để tạo ra sản phẩm SPC là trộn nhựa nguyên sinh PE với các chất phụ gia làm tăng khả năng chống giãn nở tại áp suất và nhiệt độ cao kèm với bột đá Canxi Cacbonat.
Sàn SPC có cấu tạo gồm 5 lớp: lớp đế, lớp lõi, lớp film, lớp áo bảo vệ và lớp phủ UV.
- Lớp đế: lớp tiếp xúc với mặt sàn, mặt đất. Có khả năng chống sự thẩm thấu của hơi nước từ mặt đất lên và cũng có khả năng cách âm.
- Lớp lõi: tên gọi khác là lớp cốt nhựa với thành phần chính là nhựa PE và bột đá.
- Lớp Film: lớp màu sàn nhựa SPC. Người ta còn in hình vân gỗ để tạo tính thẩm mĩ cho sản phẩm.
- Lớp áo bảo vệ: lớp thứ 4 này có tác dụng bảo vệ 3 lớp vật liệu trước không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường. Chúng còn là lớp chống xước, chống trơn trượt và có khả năng kháng nước.
- Lớp phủ UV: là một lớp với màu sắc trong suốt và có công dụng là ngăn chặn tác hại từ tia UV.
Sàn SPC có đặc điểm là gì?
Tìm hiểu về sàn nhựa SPC là phải hiểu được và nắm rõ những ưu điểm, nhược điểm của nó.
Ưu điểm

- Cấu tạo 5 lớp chắc chắn, bền bỉ, không bị cong, vênh hay biến dạng sau thời gian dài sử dụng.
- Có tính thẩm mỹ cao nhờ lớp film được in ấn đa dạng, đặc sắc.
- Trọng lượng nhẹ hơn so với các loại vật liệu khác tương tự.
- Có tính đàn hồi.
- Trên bề mặt sàn có lớp mài mòn trong suốt được xử lý đặc biệt bởi công nghệ cao, đảm bảo khó bị trầy xước
- Có khả năng chống trầy xước và chống mài mòn tốt.
- Chất liệu nhựa composite rất thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
- Sàn SPC có độ đàn hồi cao, chịu được lực nặng. Ngoài ra, sàn cũng hấp thụ âm thanh tốt nên không tạo tiếng ồn khi đi lại
Nhược điểm
- Không phải loại vật liệu nhẹ nhất vì trong thành phần cấu tạo chứa bột đá.
- Sản phẩm sàn nhựa SPC còn khá mới mẻ và mức giá tương đối cao.
- Chỉ thích hợp lát sàn, không gian có mái che, trong nhà.
- Bề mặt phải được xử lý bằng phẳng, sạch, nếu không sẽ gây ra hiện tượng bong tróc.
- Tuy họa tiết trang nhã, tinh xảo nhưng không đa dạng nên còn chưa phù hợp với thị hiếu của nhiều người dùng.
- -Trọng lượng nặng hơn so với các loại sàn nhựa khác do cấu tạo từ lớp bột đá
- Giá thành rẻ hơn sàn truyền thống nhưng đắt hơn các loại sàn nhựa thông thường
So sánh vật liệu SPC với các sản phẩm ốp sàn khác
Sàn nhựa SPC | Một số loại sàn lát nền khác |
| Sàn gạch:
|
Sàn gỗ tự nhiên: – Chất liệu chắc chắn – Giá thành cao – Dễ bị mối mọt – Khả năng chống thấm nước thấp – Biến dạng ở nhiệt độ cao | |
Sàn gỗ công nghiệp:
|
Một số loại sàn spc cơ bản hiện nay
Về cơ bản, các sản phẩm sàn nhựa SPC được chia dựa vào họa tiết vân được in. Có 3 loại chính là: sàn giả gỗ, giả thảm và giả đá.
Sàn vân gỗ (giả gỗ): Đây là loại sàn phổ biến nhất và cũng đa dạng nhất. Màu sơn được in cũng như hoa văn vân gỗ đều tương tự với những sản phẩm được làm từ gỗ thật.
Sàn vân thảm (giả thảm): Dạng sàn SPC vân thảm được sử dụng nhiều hơn tại các công trình sinh hoạt chung như văn phòng, cửa hàng và đôi khi cũng được dùng cho những căn hộ cho thuê. Ưu điểm của loại sàn này là bề ngoài trang trọng, dễ dàng lắp đặt và vệ sinh.
Sàn vân đá (giả đá): Sàn vân đá dành cho những ai yêu thích màu sắc của sàn gạch men nhưng lại sợ trơn trượt và không điều hòa nhiệt của chúng. Hoa văn vân đá trên sàn nhựa SPC đều vô cùng chân thật và đa dạng.
Xu hướng sử dụng sàn nhựa SPC
Do kết cấu thành phần đặc biệt nên sản phẩm được các chuyên gia nhận định là giải pháp về sàn thông minh nhất hiện nay. SPC có những ưu nhược điểm như:

Giá sàn nhựa SPC phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giá sàn có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều nhân tố như:
Độ dày
Thông thường sàn nhựa SPC có 3 độ dày là 4mm, 6mm và 8mm. Độ dày càng lớn thì giá sàn càng cao. Bên cạnh đó, độ dày của lớp phủ UV cũng tác động đến sự chênh lệch của giá cả.
Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nguồn gốc xuất xứ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Những mặt hàng được sản xuất bởi nước thứ ba sẽ có giá rẻ hơn sàn nhựa có nguồn gốc chính hãng. Trong khi đó, hàng được nhập khẩu sẽ có mức giá cao hơn so với hàng gia công trong nước.
Thi công sàn nhựa spc
Thương hiệu của sản phẩm
Thương hiệu sản phẩm cũng là một phần ảnh hưởng tới giá bán sàn nhựa hiện nay. Thị trường đa dạng về thương hiệu thì giá bán cũng sẽ đa dạng. Dòng thương hiệu nổi tiếng, có lịch sử lâu đời sẽ có mức giá cao hơn so với những loại hàng khác.
Địa chỉ cung cấp
Yếu tố cuối cùng quyết định báo giá sàn nhựa spc chính là đơn vị cung cấp sản phẩm. Mỗi địa chỉ bán khác nhau sẽ có ít nhiều sự chênh lệch về giá cả. Các đại lý lớn sẽ có mức giá bán rẻ cùng chất lượng đảm bảo hơn so với các cửa hàng nhỏ lẻ khác. Điều này là do những chính sách ưu đãi về chiết khấu khiến giá thành rẻ hơn.

Báo giá sàn nhựa SPC mới nhất 2022
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu sàn nhựa lớn trên thị trường đều sản xuất dòng sàn nhựa tổng hợp SPC như Galaxy, Glotex, Galamax, Magic, Inovar, Mines, Thaifloor,…Mỗi thương hiệu đều có giá thành khác nhau. Giá sàn nhựa SPC dao động trong khoảng từ 250.000VNĐ – 450.000VNĐ/m2 tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng.
Bạn đang cần tư vấn, báo giá, xem mẫu sản phẩm, hãy gọi điện đến công ty VY HOME qua hotline 033.422.3883. Chúng tôi cung cấp mọi loại sàn nhựa của các thương hiệu đang có mặt trên thị trường Việt Nam với giá cạnh tranh nhất.
Có thể bạn quan tâm: báo giá sàn gỗ công nghiệp chịu nước
VY HOME – Địa chỉ cung ứng sàn nhựa hèm khóa SPC giá rẻ
Hiểu rõ thị hiếu của khách hàng, VY HOME cung cấp sản phẩm vừa thân thiện, vừa đa dạng về chủng loại, mẫu mã phù hợp với tất cả yêu cầu của bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm, VY HOME tin rằng sàn nhựa SPC là sản phẩm tối ưu cho nhiều công trình trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, mức giá tại VY HOME luôn cạnh tranh so với những đơn vị khác. Các chính sách khuyến mại, ưu đãi của công ty luôn thay đổi để thỏa mãn nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng. VY HOME sở hữu đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, thi công dày dạn kinh nghiệm trong nghề, bán hàng chính hãng, bảo hành sản phẩm minh bạch, là nơi mua sắm lý tưởng của mọi nhà.

Sàn nhựa SPC hiện đang là loại vật liệu được nhiều người tin tưởng và sử dụng bởi giá thành phù hợp, thi công nhanh và độ bền cao. Hy vọng những thông tin mà VY HOME cung cấp sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính, nhu cầu của mình.
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm về vấn đề thi công lắp đặt, hãy đến ngay VY HOME. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng bởi sự tận tình, trách nhiệm và chuyên nghiệp.