Bạn có biết khi thi công sàn nhựa SPC cần lưu ý những gì hay không? Sàn nhựa SPC đang là một xu hướng mới trong thi công nhà cửa. Với nhiều ưu điểm vượt trội đặc biệt là độ bền và tuổi thọ cao nên sản phẩm này nhanh chóng thu hút được rất nhiều khách hàng. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý trong quá trình sử dụng và thi công sàn nhựa SPC để sàn có thể kéo dài tuổi thọ lâu nhất có thể nhé!
Đặc trưng của sàn nhựa SPC
Sàn nhựa SPC còn được hiểu là sàn nhựa composite kết hợp với bột đá vôi. Loại vật liệu lát sàn này được ưa chuộng vì nhiều đặc tính nổi trội. Nhưng sản phẩm nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Cùng tìm hiểu xem ưu điểm và những hạn chế của loại vật liệu lát sàn này nhé!
Ưu điểm
Sàn nhựa là một loại vật liệu mới được ra mắt trong khoảng 20 năm gần đây. Đặc biệt, sàn nhựa SPC mới chỉ du nhập vào thị trường Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại.
Tham khảo các loại sàn khác:
Điểm thu hút của sản phẩm sàn SPC
Vật liệu mới này được đánh giá là có những ưu điểm khác biệt hơn so với những loại vật liệu cũ như gạch và và gỗ.
- Trước hết ưu điểm nổi bật của loại sàn nhựa SPC này độ bền vô cùng cao. Là sự kết hợp giữa bột đá và nhựa nên sản lượng SPC có được độ đàn hồi cao nhưng cũng có độ cứng rất tốt.
- Thiết kế với hai lớp bề mặt đều là lớp bảo vệ nên khả năng chống nước chống ẩm của sàn nhựa SPC vô cùng tốt.
- Lớp bảo vệ của sàn nhựa cũng có khả năng kháng khuẩn nên ngăn chặn được tình trạng nấm mốc phát triển, giúp cho bề mặt sàn sạch sẽ, vệ sinh hơn.
- Sàn nhựa SPC được đánh giá cao về độ thân thiện cho cả sức khỏe con người và môi trường.
- Đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của đại đa số khách hàng mua. Trong 5 lớp cấu tạo nền nhựa có một lớp được coi là lớp tạo vẻ bề ngoài cho sản phẩm. Thiết kế và hoạ tiết luôn được thay đổi và đổi mới bắt kịp với xu hướng mới nhất. Những loại hoa văn nổi bật được ưa thích là vân gỗ và vân đá
- Việc thi công sàn nhựa SPC vô cùng đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí.
Có rất nhiều điểm nổi bật của sàn SPC
Nhược điểm
Có thể nói sàn nhựa SPC hội tụ rất nhiều những ưu điểm của các loại sàn truyền thống trước đây, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại một vài nhược điểm sau:
- Giá thành của sàn nhựa SPC nằm ở mức trung bình. Có thể nói giá thành này đã rẻ hơn những loại vật liệu như sàn gỗ tự nhiên nhưng nhìn chung vẫn đắt hơn so với những loại sàn nhựa thông thường.
Một vài nhược điểm còn tồn tại của sàn nhựa SPC
- Với các sản phẩm sàn nhựa SPC vân gỗ gỗ sẽ không tạo được cảm giác tự nhiên thật sự như những loại sàn gỗ thật.
- Khi đi công sàn nhựa SPC yêu cầu mặt sàn phải rất bằng phẳng. Nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng lồi lõm sàn và nhanh hư hỏng.
Quy trình thi công sàn nhựa SPC
Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng thì việc thi công sàn nhựa SPC sao cho thật đúng, chính xác các bước và quy trình cũng là điều đảm bảo cho chất lượng sàn sau này.
Kiểm tra bề mặt sàn thi công
Yêu cầu cơ bản trong việc thi công sàn nhựa SPC là mặt sàn phải thật bằng phẳng. Trước khi tiến hành ốp lát sàn thì chúng ta cần phải kiểm tra độ bằng phẳng của mặt sàn. Nếu không đảm bảo được yếu tố bằng phẳng thì cần phải mài hoặc áp dụng các biện pháp chuyên nghiệp để là phẳng mặt sàn. Công đoạn này yêu cầu sự chính xác và sự tỉ mỉ rất là cao. Do đó, thường thì người ta sẽ lựa chọn những đội ngũ thi công có kinh nghiệm lâu năm trong việc ốp lát sàn nhà.
Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết
Tuy nói rằng việc thi công sàn nhựa SPC vô cùng đơn giản nhưng chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết vẫn luôn là điều mà người thợ nên nắm rõ. Chuẩn bị trước các dụng cụ sẽ giúp cho việc thi công trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Chúng ta cần chuẩn bị trước những đồ vật như phào, xốp lót, thước đo, dao cắt, kéo, nẹp,…
Lót nền
Nền là một trong những bước làm tăng độ bền bỉ của sàn. Nếu để sàn tiếp xúc trực tiếp với nền đất thì nguy cơ hư hại do ẩm ướt hoặc do côn trùng nấm mốc sẽ vô cùng cao. Do đó, người ta thường tiến hành bước lót nền trước khi áp sàn. Bạn có thể lựa chọn lót một lớp nilon hoặc giải một lớp foam mỏng để lót sàn. Điều này sẽ tăng độ bền cho sàn cũng như tạo thêm khả năng cách âm.
Bước lót nền cũng rất quan trọng
Lắp đặt sàn
Lắp đặt sàn là một bước quan trọng tạo nên một mặt sàn đẹp. Người thợ sẽ khéo léo đặt nghiêng góc tấm ván và ốp chúng xuống. Cần phải thật khéo léo để các thanh ván sàn liền kề nhau không có khe hở. Lần lượt với các tấm ván sàn như vậy cho đến khi hết diện tích mặt nền.
Ráp sàn
Đóng nẹp, phào
Lát sàn nhựa SPC người ta thường để chừa ra khoảng 10 mm cách mặt tường. Điều này để phòng trường hợp mặt sàn bị co ngót hoặc giãn nở. Song, tính thẩm mỹ lại không cao nên cần phải đóng nẹp để tạo sự hài hòa cho căn phòng. Hoàn thành bước đóng nẹp, phào là bạn đã có được một mặt sàn nhựa SPC hoàn chỉnh.
Vệ sinh bề mặt sàn và kiểm tra lại
Công đoạn cuối cùng và cũng là công đoạn quan trọng nhất để mặt sàn trở nên sạch bóng và đẹp đẽ cũng như tăng thêm độ bền đó là vệ sinh và kiểm tra lại bề mặt. Tến hành lau lại sàn để mặt sàn trở nên sáng bóng, sạch sẽ. Ngoài ra cần phải kiểm tra lại xem có lỗi ở đâu không để tiến hành khắc phục ngay lập tức.
Vệ sinh mặt sàn sau thi công
Đây là toàn bộ công đoạn của quá trình thi công sàn nhựa SPC. Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ uy tín để mua sản phẩm sàn nhựa SPC và dịch vụ thi công sàn nhựa SPC, hãy liên hệ ngay tới VY HOME qua số hotline 033 422 3883.
Xem thêm: