Bất kể sản phẩm nào được sản xuất và bán ra thị trường đều có những thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn riêng. Các mẫu sàn gỗ công nghiệp cũng không là ngoại lệ. Vậy tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp được đánh giá trên những yếu tố nào? Bài viết ngay sau đây của Vy Home sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất cho bạn!
Thế nào là sàn gỗ công nghiệp?
Trước khi đi tìm hiểu về các tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp, hãy làm rõ khái niệm sàn gỗ công nghiệp là gì. Đây là một loại vật liệu nhân tạo được sử dụng để trang trí nội thất. Với thành phần chính là bột gỗ tự nhiên, gỗ mẩu từ các xưởng mộc,… Tất cả các nguyên liệu được sấy, nghiền mịn và trộn thêm phụ gia cùng các công nghệ hiện đại để ép thành tấm ván HDF.
Sản phẩm có thể thay thế được các loại sàn gỗ tự nhiên, cấu tạo gồm 4 lớp và có khả năng chống được mối mọt, chống nước, cong vênh hiệu quả. Bên cạnh đó, các mẫu sàn gỗ công nghiệp còn có đa dạng về kích thước và mẫu mã. Vừa an toàn khi dùng vừa mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà nên được sử dụng phổ biến hiện nay.

Xem thêm: kích thước sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo như thế nào?
Tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 4 lớp sau đây:
Lớp đế sàn gỗ
Đầu tiên là lớp đế của sàn gỗ, được làm từ nhựa tổng hợp có tác dụng chống thấm nước và chống ẩm rất tốt. Lớp này được ép ở phần dưới cùng để tạo sự cân bằng và giúp ván sàn không bị cong vênh, là bệ đỡ chịu các lực tác động. Thông thường ở phần đáy người ta sẽ in nổi logo, tên thương hiệu và mã của sản phẩm.
Phần lõi gỗ
Tiếp đến là phần cốt gỗ, là phần cấu tạo chính của sàn gỗ công nghiệp. Được làm từ bột gỗ và kết dính lại bằng keo, sau đó sử dụng công nghệ tiên tiến nén lại thành khối cứng và chắc chắn.
Lớp lõi gỗ này là phần quyết định tới khả năng chống nước và chịu lực của sàn gỗ công nghiệp. Các mẫu ván sàn có giá thành hay độ bền khác nhau là phụ thuộc vào phần lõi gỗ.

Lớp vân gỗ
Vân gỗ là một lớp được làm từ nhựa giả vân gỗ và phủ lên bề mặt lõi gỗ. Đây là lớp tạo nên vẻ tự nhiên, thẩm mỹ của sàn gỗ công nghiệp. Và lớp vân được thiết kế với nhiều màu sắc đa dạng như: màu xám, loang,…
Lớp phủ trên bề mặt
Cuối cùng là lớp nhựa cứng có màu trong suốt ở phần trên cùng. Lớp này thường được gia công từ thành phần là oxit nhôm nên giúp tăng độ cứng, chống trầy xước cho bề mặt sàn gỗ.
Ngoài ra, phần bề mặt này còn có tác dụng chống, ngăn ẩm và thấm nước vào sàn gỗ. Chống nấm mốc, mối mọt và trơn trượt rất tốt.
Tham khảo:

Những tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp khi sử dụng
Chất lượng của sàn gỗ công nghiệp thường được dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Độ dày của sàn
Tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp đầu tiên là về độ dày. Có 3 quy cách phổ biến về độ dày của sàn gỗ là: 8mm, 10mm và 12mm. Dòng sản phẩm có độ dày 10mm chủ yếu thuộc các nhãn hiệu của châu Âu như: Pergo, Egger hoặc Hornitex.
Loại sàn gỗ 8mm được thiết kế có khả năng chống mài mòn cao và khả năng chịu lực không tốt bằng loại 12mm nên được sử dụng chủ yếu trong nhà ở có bề mặt phẳng, độ di chuyển ít.
Sàn gỗ công nghiệp loại 12mm được thiết kế có độ mài mòn cao và chống chịu lực tốt nên thường được sử dụng lắp đặt tại các công trình có đông người qua lại, có khả năng chịu nước và cách âm tốt.
Giải đáp: sàn gỗ công nghiệp nào tốt nhất

Độ chống mài mòn
Tiêu chuẩn chống mài mòn – Abrasion Class (AC) là tiêu chuẩn dùng để đo khả năng chống chịu lực, chống mài mòn của sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn được chia thành 5 mức từ AC1 đến AC5. Chỉ số AC càng cao thì cũng đồng nghĩa là khả năng chống lực, chịu mài mòn và trầy xước của sàn gỗ công nghiệp đó càng cao.
Ngoài ra dựa vào tiêu chuẩn trên, người ta cũng có thể xác định được nên chọn loại sàn gỗ công nghiệp nào để lắp đặt với không gian nào cho phù hợp.
Thân thiện với môi trường
Độ thân thiện với môi trường cũng là một tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp. Đó là tiêu chí được đưa ra nhằm hạn chế các thành phần có hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh trong cấu tạo của sàn gỗ.
Những loại sàn gỗ công nghiệp đạt mức E tiêu chuẩn môi trường thì hàm lượng Formaldehyde trong sản phẩm ở độ an toàn, hàm lượng các chất phụ gia ở mức cho phép. Tiêu chuẩn tối thiểu của sàn gỗ công nghiệp hiện nay là E1 và người mua cần phải chú ý đến tiêu chí này trước khi chọn mua sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm: giá sàn gỗ công nghiệp Việt Nam

Khả năng chống cháy
Tiêu chuẩn ván sàn gỗ công nghiệp tiếp theo là khả năng chống cháy của sản phẩm, được ký hiệu là B. Tiêu chuẩn chống cháy tối thiểu bắt buộc phải đạt được của mọi loại ván sàn gỗ công nghiệp là B1. Như vậy mới có thể đảm bảo về sự an toàn cho người sử dụng.
Tiêu chuẩn chống – chịu lực
Cuối cùng là tiêu chuẩn chống chịu lực của ván sàn gỗ công nghiệp. Được ký hiệu là IC – thông số về khả năng chịu va chạm. Được đo bằng lực tác động của một vật từ trên cao xuống bề mặt sàn gỗ. Thông thường thì tiêu chuẩn được chia làm 3 mức: IC1, IC2, IC3. Mức IC càng cao thì đồng nghĩa với khả năng chống chịu va đập của sàn gỗ công nghiệp càng tốt.
Các tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp đã được VY HOME cung cấp rất chi tiết qua bài viết trên, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm sàn gỗ công nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho VY HOME qua hotline: 0334223883. Tổng kho sàn gỗ công nghiệp Vy Home sẽ tư vấn và đem đến cho bạn những sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá vô cùng ưu đãi.